Đúc đồng

Gia công đúc đồng


 

cach duc dong, cách đúc đồng, co so duc dong, cơ sở đúc đồng, công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, cong nghe duc, công nghệ đúc, cong nghe duc dong, công nghệ đúc đồng, công ty đúc đồng, duc dong, đúc đồng, duc thep, đúc thép, khuon duc, khuôn đúc, khuôn đúc đồng, nghe duc dong, nghề đúc đồng, phuong phap duc, phương pháp đúc
   

Trước hết, ta phải tạo vật mẫu, dựa vào mẫu để làm khuôn rồi nấu đồng và rót đồng nóng chảy vào khuôn. Sản phẩm đúc khi nguội cần phải tiến hành công đoạn sửa chữa để hoàn thiện và đánh bóng.
  

1. Tạo mẫu:
vì mẫu vật trong kỹ thuật đúc đồng không sử dụng được, nó được tạo bằng sáp, nến hay loại vật phẩm dễ nóng chảy khác. 


Trước hết phải làm cốt mẫu bằng sáp ong hay nến đắp lên cốt. Cốt có thể bằng đất hoặc thạch cao. Với con dao hơ nóng trên lò than, người thợ nắn sáp hay nến, thường dùng hơn cả là sáp ong, tạo thành hình vật phẩm cần đúc. Kích cỡ vật cần đúc và mẫu bằng sáp bằng nhau và giống hệt nhau đến từng chi tiết nhỏ nhất. 


- Dùng đất sét chuyên ngành điêu khắc đắp mẫu theo quy định, chỉnh sửa đường nét, ngôn ngữ điêu khắc của thành phẩm trên từng thành phẩm
- Khi đạt được yêu cầu làm khuôn thạch cao âm bản chỉnh sửa đổ ra khuôn thạch cao
- Bản chỉnh sửa đường nét như phát thảo đã được duyệt

2. Làm khuôn:
- Dùng đất + trấu + Giấy gió Để làm khuôn âm bản (Khuôn mở hay còn gọi là khuôn 2 nửa)
- Sau đó dùng đất bùn củ + Chấu + Bột chịu nhiệt làm cốt bên trong (gọi là làm thao)
- Nung chín khuôn ở nhiệt độ 700 độ C, sau đó để nguội căn chỉnh độ dày mỏng của phần đồng, đạt theo yêu cầu kỹ thuật
- Chỉnh sủa khuôn, lau nhãn, quét sơn chịu nhiệt nung lại 1 lượt nữa ở nhiệt độ 500 độ C, ghép khuôn thành 1 khốiVề chất liệu, khuôn đúc đồng thủ công truyền thống có hai loại: khuôn bằng đá và khuôn bằng đất.
 


Về cấu tạo, khuôn đúc đồng cũng có hai loại: khuôn liền (khuôn một) và khuôn mang cá (khuôn tạo từ hai đến nhiều mảnh ghép lại).
a) Khuôn liền
Khuôn liền để đúc một lần, đúc xong phải phá bỏ khuôn để lấy vật phẩm. Khuôn này chỉ đúc sản phẩm đơn chiếc, rất thích hợp với yêu cầu chế tạo tượng, đỉnh, chuông... lớn, nhiều chi tiết tinh vi và có cấu tạo hết sức phức tạp.
Nguyên liệu đất sét, đất phù sa, trấu và than trấu, bột sạn đất chịu lửa và giấy (chủ yếu là giấy dó). Than trấu được rây lấy bột. Đất phơi khô dập nhỏ, rây lấy bột đất mịn, sờ mát tay là được. Giấy loại đem ngâm nước và thúc thật mịn, rẻo. Còn giấy đó thì chỉ đem nhúng nước để có độ dẻo.
Các loại nguyên liệu kể trên đem trộn theo tỷ lệ quy định, nhào thật kỹ, tạo thành một hợp chất rất dẻo. Tuy vậy, khuôn trong và khuôn ngoài khác nhau về thành phần hợp chất, chẳng hạn khuôn trong (gọi là thao) đắp chủ yếu bằng đất trấu sống, khuôn ngoài (gọi là bìa) đắp bằng hợp chất đất giấy sống. Còn hợp chất để cán lên bề mặt khuôn trong là đất giấy sét (gồm đất sét bột than trấu, giấy dó hòa nước đủ độ dẻo). Đó là một lớp dát để đắp sáp tạo hình vật phẩm.
 

b) khuôn rời: Còn gọi là khuôn mang cá, khuôn mảnh ghép, khuôn lồng...
Với mâm thau, chậu thau, khay, hộp bằng đồng, người thợ đúc dùng loại khuôn hai lớp lồng khớp nhau (khuôn trong, khuôn ngoài). Khuôn này tháo lắp dễ dàng, dùng để đúc sản phẩm hàng loạt. Mỗi khuôn đều dùng được rất nhiều lần. Vật liệu làm khuôn hai lớp chủ yếu và phổ biến hơn cả đất, trấu, giấy (hợp chất gồm đất sét, trấu sống, bột giấy từ giấy loại giã, trộn với nước và nhào kỹ). Nhưng thực tế cho thấy, khuôn đất vẫn tỏ rõ uy thế kỹ thuật hơn cả.

3. Nung khuôn:
 

Trước khi đúc sản phẩm, cần tiến hành nấu đồng và sấy (hay nung) khuôn. Việc nấu đồng phải phối hợp nhịp nhàng với việc nung khuôn.
a) Nhiệt độ nung thích hợp cho từng loại khuôn như sau:
* 1000 - 1.2000C đối với khuôn đúc sản phẩm lớn, nhiều chi tiết và hoa văn trang trí;
* 100 - 1.0000C cho khuôn đúc vật phẩm không có chi tiết phức tạp và không trang trí hoa văn.
Tùy yêu cầu đúc loại sản phẩm nào, mà số lần nung khuôn có khác: có nơi nung khuôn một lần, có nơi hai lần, có nơi nung tới ba lần. Lần nung khuôn cuối cùng là lúc rót đồng.
 

4. Nấu và rót đồng:
Nồi làm bằng hợp chất: đất sét trộn với than trấu và bột gạch chịu lửa. Bên trong nồi được tráng một lớp bột đất sét lọc kỹ. Trước khi đúc đồng và các hợp kim nóng chảy vào khuôn phải nung khuôn nóng đều, đủ độ nhiệt cho đồng chảy đều trong khuôn. Đây là khâu khó nhất phải nhờ kinh nghiệm của đôi mắt và khả năng phán đoán của nghệ nhân.

5. Công đoạn nguội:


Rót đồng xong, để khuôn và sản phẩm đúc nguội, khi thấy đất phía ngoài khuôn phồng dộp lên thì dỡ khuôn (nếu là khuôn ghép), hoặc đập bỏ khuôn (nếu là khuôn liền). 
Sản phẩm được chuyển sang công đoạn nguội, gọi là kỹ thuật nguội. Sản phẩm đúc khi rời khỏi khuôn, nó đã có hình dạng mong muốn, nhưng còn thô ráp, phải gia công nguội bằng dũa, đục và đánh bóng. 

Sau khi khuôn nguội, dỡ khuôn lấy sản phẩm ra mài, giũa, đục, tách, mà rũa theo mẫu và con mắt của nghệ nhân phải đồng sắc - đồng khí mới đạt yêu cầu kỹ thuật , nghệ thuật. Khó đúc nhất là các loại: sản phẩm có các thành phần chi tiết nhỏ, tượng chân dung Phật, người phải có thần thái; chuông, khánh đánh lên phải trong trẻo, ngân vang.