Khuôn Dập Vuốt

Dập vuốt là quá trình biến đổi phôi phẳng thành một chi tiết rỗng có hình dạng và được tiến hành trên các khuôn dập vuốt.
Đặc điểm của khuôn dập vuốt:
- Trong quá trình dập vuốt, phần vành khăn của phôi chuyển thành hình trụ và có chiều cao.Vì thể tích kim loại không thay đổi nên khi dập vuốt thành hình trụ, chiều cao chi tiết lớn hơn chiều rộng của vành.
- Dập vuốt xảy ra nhờ biến dạng dẻo kèm theo sự dịch chuyển phần lớn kim loại thành chiều cao.

Các cách phân loại hình dập:
- Theo dạng hình học gồm dạng đối xứng qua trục, dạng hình hộp, dạng không đối xứng.
- Theo đặc điểm biến dạng của kim loại gồm dạng dập không biến mỏng thành, dạng dập biến mỏng thành,

Ưu điểm:
- Có thể gia công được các chi tiết thành mỏng từ đơn giản đến phức tạp mà các phương pháp khác không làm được như cán, kéo, rèn, đúc.
- Chi tiết gia công có độ chính xác cao, bề mặt có độ bóng loáng.
- Qúa trình dập vuốt gần như không sinh ra phoi như rèn và đúc nếu tính toán chính xác phôi ban đầu.
- Chi tiết sau gia công dập vuốt có thể sử dụng ngay hoặc chỉ cần qua một vài công đoạn nhỏ là có thể sử dụng được.
- Có thể tự động hóa nhằm giảm giá thành.

Nhược điểm:
- Chi tiết hình thù phức tạp thì việc chế tạo khuôn khó và tốn kém nên chỉ khả thi khi sản xuất số lượng lớn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số dập vuốt:
- Tính chất cơ học và trạng thái bề mặt của vật liệu
- Chiều dày vật liệu
- Phương pháp dập vuốt
- Hình dạng hình học phần làm việc của chày và cối
- Tốc độ dập vuốt
- Chất lượng khuôn và chất bôi trơn
- Thứ tự các lần dập vuốt
- Xử lý nhiệt

Kích thước phần làm việc của khuôn dập vuốt:
- Chày và cối:
+ Bán kính lượn của chày và cối, đặc biệt là cối ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chi tiết dập và các yếu tố trong quá trình dập vuốt.
+ Bán kính lượn của cối lớn thì lực biến dạng nhỏ nên giảm được lực dập vuốt; độ biến mỏng kim loại ít và có thể giảm được số lần đập. Nhưng bán kính cối lớn dễ tạo thành nếp nhăn ở thành và nhất là ở mép sản phẩm.
- Khe hở giữa chày và cối dập vuốt

Kết cấu phần khuôn dập vuốt:

1. Khuôn dập vuốt đơn giản, không có chặn chống nhăn gồm đế khuôn, vòng hãm, cối, tầm gạt, chày và lò xo.
2. Khuôn dập lần hai, chi tiết có bậc.
3. Khuôn liên hợp cắt dập.
4. Khuôn liên hợp cắt phôi, dập và đột lỗ.
5. Khôi khuôn vạn năng
6. Khuôn dập liên hợp và liên tục

Độ chính xác của sản phẩm dập vuốt: Độ chính xác theo đường kính của sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Độ chính xác khi chế tạo phần làm việc của khuôn dập và mức độ mài mòn của chúng.
- Khe hở giữa chày và cối.
- Tính đàn hồi của sản phẩm dập vuốt sau khi ra khỏi khuôn dập.
- Số lần dập của sản phẩm.


Khuôn mẫu dập vuốt


Khuôn mẫu dập vuốt


Khuôn mẫu dập vuốt


Khuôn mẫu dập vuốt


Khuôn mẫu dập vuốt


Khuôn mẫu dập vuốt




Gia Công Khuôn Mẫu Phụ Trợ

Di động: 0903 80 75 41

Website: http://giacongkhuonmaucnc.blogspot.com/
Địa chỉ: 7/1 Tổ 16a ấp Đồng An, xã Bình Hòa, huyện Thuận An, Bình Dương


Sản phẩm liên quan: 
Khuôn dập tấm
Khuôn Dập Vuốt
Khuôn Dập Cắt
Khuôn Dập Nóng

Khuôn dập nguội