Khuôn dập nguội

Thiết kế gia công Khuôn dập nguội


Khuôn dập nguội là dụng cụ đế gia công kim loại và họp kim bằng phương pháp biến dạng nguội. 



Khuôn dập nguội được sử dụng trong các ngành chế tạo ôtô, xe máy, đồ gia dụng... 


Trong quá trình làm việc, ngoài việc chịu áp lực lớn, khuôn còn chịu ứng suất uốn, lực va đập và ma sát lớn nên việc lựa chọn chính xác vật liệu làm khuôn tùy theo chủng loại khuôn, vật liệu dập, khối lượng mẻ, khuôn phải được nhiệt luyện đế có độ bền, độ cứng, độ dai và khả năng chống mài mòn, đảm bảo khuôn làm việc lâu dài, tạo ra các sản phẩm có độ chính xác cao, chất lượng tốt vói giá thành hạ.
  
Nếu độ cứng của khuôn cao, khả năng chống mài mòn tốt thì độ bền và độ dai va đập lại kém, khuôn dễ bị sứt, vỡ.
 


Khuôn dập nguội là dụng cụ tạo hình sản phẩm dưới tác dụng của áp lực, phôi dùng để tạo hình ở trạng thái nguội (T < Tkti), thường có dạng tấm mỏng, như thép cacbon thấp dạng tấm, thép không gỉ, hợp kim nhôm, hợp kim magie... 


Khuôn dập nguội phát triển kéo theo một số lượng lớn như khuôn đột dập, khuôn dập sâu, khuôn dập vuốt... 


Dựa vào tính năng làm việc có thế chia ra làm hai dòng khuôn chính là khuôn dập vuốt, dập sâu và khuôn đột dập sâu, khuôn dập vuốt...
 

Một vài ví dụ về các loại khuôn và đặc điểm ứng dụng của nó như sau:


- Dụng cụ uốn cong, tạo hình nối, vuốt là khuôn dập vuốt tạo hình, yêu cầu độ cứng bề mặt rất cao và độ dai va đập vừa phải dùng đế dập sâu xoong, nồi làm bằng nhôm hoặc inox, dụng cụ y tế từ tấm thép không gỉ...

- Khuôn đột dập, cắt phôi tiền, dập lỗ cần độ cứng thấp hơn khuôn dập vuốt do phải chịu va đập mạnh và thường xuyên hơn. ứng dụng chủ yếu của loại như là: dập đồng tiền xu bằng hợp kim, đột dập tấm thép mỏng sản xuất cây máy vi tính...


Cấu tạo của khuôn gồm hai phần: khuôn trên và khuôn dưói. Khuôn trên - chày được gắn với búa, chuyến động nhờ áp lực của búa. Khuôn dưói - cối được cố định.


Độ cứng bề mặt khuôn cần có để đảm bảo lượng sản phẩm trên một đầu khuôn theo yêu cầu.