Khối lượng riêng của đồng
Đồng ký hiệu Cu và số nguyên tử bằng 29. Đồng là kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Đồng nguyên chất mềm và dễ uốn; bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ. Nó được sử dụng làm chất dẫn nhiệt và điện, vật liệu xây dựng, và thành phần của các hợp kim của nhiều kim loại khác nhau.Đồng nguyên chất có màu đỏ nên được gọi là đồng đỏ với đặc tính như sau.
- Tính dẫn nhiệt, dẫn điện cao. Về tính dẫn điện nó chỉ đứng sau Ag, với độ sạch 99,9%Cu ở trạng thái ủ, ở 20oC điện trở suất ρ = 1,7241Ω.cm và độ dẫn nhiệt bằng 385W/m. oK. Phần lớn đồng nguyên chất được dùng làm dây dẫn. Cần nhớ là các tạp chất hòa tan vào Cu, đặc biệt là P, Fe với lượng rất nhỏ cũng làm giảm mạnh tính dẫn điện (0,1%P giảm 46%, 0,1%Fe giảm 23%).
- Chống ăn mòn khá tốt trong các môi trường thường gặp: khí quyển, nước, nước biển hay kiềm, axit hữu cơ.
- Tính dẻo rất cao do có mạng A1 nên rất dễ biến dạng nóng và nguội, dễ chế tạo thành các bán thành phẩm dài, tiện cho sử dụng.
- Ở trạng thái ủ tuy có độ bền không cao (với 99,97%Cu có σb = 220MPa, σdh = 70MPa) nhưng sau biến dạng dẻo độ bền tăng rất mạnh (với ε = 60%, σb = 425MPa, σdh = 375MPa). Với đồng và hợp kim, biến dạng nguội là biện pháp hóa bền rất quan trọng.
- Tính hàn của đồng khá tốt, song khi hàm lượng tạp chất đặc biệt là ôxy tăng lên, ưu điểm này giảm đi rõ rệt.
Có thể thấy các nhược điểm của đồng như sau.
+ Khối lượng riêng lớn (γ = 8,94g/cm3).
+ Tính gia công cắt kém do phoi quá dẻo, không gãy, để cải thiện thường cho thêm Pb vào.
+ Tính đúc kém, tuy nhiệt độ nóng chảy là 1083oC, song độ chảy loãng nhỏ.